Hướng dẫn lắp đặt tủ điện cơ bản và chi tiết nhất

Tủ điện là nơi chứa đựng các thiết bị điện, cầu dao, biến tần, biến thế, biến áp, các đấu nối, mạch điều khiển, nhằm điều khiển hệ thống phân phối điện cho một hệ thống phụ tải nào đó… Tủ điện công nghiệp thường có cấu trúc lớn so với các tủ điện nhỏ tại gia đình. Trong các ứng dụng thông thường, tủ điện thường được làm từ vật liệu là thép tấm… Được sơn tĩnh điện trơn hoặc nhăn với các màu sắc khác nhu tùy theo lĩnh vực sử dụng hoặc yêu cầu của thiết kế.

Việc thiết kế, lắp đặt tủ điện đạt tiêu chuẩn chất lượng, góp phần vào sự ổn định và an toàn của hệ thống điện, máy móc. Tủ điện có vai trò quan trọng trong việc vận hành hệ thống điện hoặc hệ thống máy móc trong nhà máy. Tuy nhiên các bước nói chung để thiết kế lắp đặt tủ điện thì không phải ai cũng biết. Bài viết này chúng tôi xin hướng dẫn lắp đặt tủ điện cơ bản và chi tiết nhất.

Quy trình cách lắp ráp tủ điện công nghiệp

Quý khách có thể tham khảo cách lắp tủ điện công nghiệp như sau:

Bước 1: Lên phương án cụ thể và tính toán các thông số kỹ thuật

Mọi thiết bị điện cần được lựa chọn đúng cách để thực hiện tốt sơ đồ tủ điện công nghiệp. Từ đó hỗ trợ vận hành hệ thống máy móc đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn. Việc tính toán và lựa chọn phải được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên yêu cầu thực tế của từng khách hàng và từng hệ thống. Lựa chọn thiết bị lắp tủ điện phù hợp với khả năng chi trả. Vì khi chi phí thiết bị cao thì giá tủ điện công nghiệp sẽ cao.

Bước 2: Vẽ sơ đồ tủ điện công nghiệp

Sơ đồ thiết bị của tủ điện phải đảm bảo đầy đủ các chức năng theo yêu cầu của người sử dụng. Ngoài ra, phải tối ưu hóa tủ điện đơn giản hóa và giảm các vật tư cần thiết để giảm giá thành hoàn thiện tủ điện.thiết kế tủ điện công nghiệpSơ đồ thiết bị hay bản vẽ tủ điện là phần thiết yếu để quá trình mở động và thay thế thiết bị về sau hoạt động hiệu quả. Công đoạn này cần được thực hiện bởi kỹ sư có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn.

Bước 3: Lắp ráp tủ điện công nghiệp

Bước này còn được gọi là lắp ráp tủ điện công nghiệp. Chúng ta sắp xếp và lắp đặt các thiết bị trên cánh tủ. Và hãy ghi nhớ ba nguyên tắc sau:

  • Các nút, công tắc, điều khiển sẽ nằm bên dưới
  • Các thiết bị như đồng hồ hiển thị, đèn báo nguồn, đồng hồ đo áp suất sẽ được đặt trên cùng.
  • Các công tắc, nút bấm, điều khiển động cơ nên được bố trí thành hàng dọc hoặc hàng ngang để kỹ thuật viên thao tác dễ dàng hơn.

Bước 4: Sắp xếp các thiết bị đặt trong tủ điện

Để thuận tiện, người ta thường chia chúng thành các nhóm sau:

  • Các bộ dụng cụ điện như: khởi động từ, aptomat, công tắc tơ đóng cắt sẽ được đặt cùng hàng và ở dưới cùng.
  • Các thiết bị điều khiển như cảm biến, rơ le trung gian, bộ điều khiển, rơ le bảo vệ,… sẽ được lắp ở các góc trên và lắp ghép với nhau.
  • Phần trung tâm sẽ là aptomat tổng hoặc đặt ở góc trên bên trái để vừa người, dễ thao tác.
  • Để bố trí dây hợp lý, cầu đấu sẽ được đặt ở phía dưới cùng.
Sắp xếp các thiết bị đặt trong tủ điện

Bước 5: Đấu tủ điện công nghiệp

  • Các đầu nối dây nguồn cần được phân biệt bằng màu sắc và số seri để thuận tiện cho việc kiểm tra và bảo trì.
  • Các dây truyền thông, dây dẫn encoder và dây tín hiệu có độ nhạy hình cao cần được bọc cẩn thận để tránh nhiễu. Các dây dẫn phải được kết nối với nhau một cách khoa học và logic.
  • Dây mạch lực và dây điều khiển phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định và được nối vuông góc. Kỹ thuật viên nên đấu nối mạch động lực trước, sau đó nối các dây điều khiển.
  • Trước khi đấu dây cho tủ điện, người lắp đặt cần kiểm tra toàn bộ hệ thống. Kỹ thuật viên cần kiểm tra để phát hiện các lỗi chạy không tải và điều chỉnh kịp thời.
Tủ điện công nghiệp

Bước 6: Chạy thử và kiểm tra tủ điện

Đây là bước cuối cùng rất quan trọng nhưng dễ bị xem nhẹ. Kỹ thuật viên cần tiến hành kiểm tra thử nghiệm để đảm bảo không xảy ra sai sót trong quá trình sử dụng.

Cách đấu tủ điện dân dụng

Bên cạnh việc nắm rõ về sơ đồ, anh em cần nắm thêm thông tin về cách đấu tủ điện dân dụng 3 pha này. Với nhiều dự án khác nhau nhưng nhìn chung thì chúng sẽ được thi công theo những bước sau:

Bước 1: Lựa chọn thiết bị tủ điện phù hợp

Việc lựa chọn thiết bị tủ điện, anh em nên cân đối bài toán giữa kỹ thuật và điều kiện kinh tế phù hợp.

Lựa chọn thiết bị tủ điện phù hợp

Đối với kỹ thuật, cần phải xác định số lượng phụ tải, số nhánh phân phối để tính toán các thông số, số lượng aptomat, dây dẫn,… cần thiết cho hệ thống điện tòa nhà, nhà xưởng và văn phòng.

Bước 2: Lập sơ đồ bố trí tủ điện

Lập bản vẽ chi tiết là một trong những việc quan trọng khi thi công tủ điện dân dụng. Không chỉ đảm bảo các thiết bị điện được hoạt động tốt mà nó còn giúp tiết kiệm chi phí, sửa lỗi khi có sự cố và dễ dàng mở rộng trong tương lai.

Lựa chọn thiết bị tủ điện phù hợp

Bước 3: Lắp đặt phần vỏ (ngoại thất)

Sau khi lập sơ đồ, anh em nên lựa chọn vỏ tủ sao cho có thể thỏa mãn một số tiêu chí sau đây:

Lựa chọn thiết bị tủ điện phù hợp

Bên cạnh đó, anh em nên thiết kế các thiết bị theo nguyên tắc sau:

Phía trên tủ điện: Đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị.
Phí dưới tủ điện: Nút nhấn, công tắc (thực hiện công việc điều khiển).
Đặc biệt, anh em hãy đặt các công tắc tại vị trí trên cùng hàng ngang để quá trình vận hành được thuận tiện hơn.

Bước 4: Lắp đặt thiết bị bên trong (nội thất)

Khi lắp đặt các thiết bị nội thất, anh em cần phải tuân thủ yêu cầu của bản vẽ và có tính thẩm mỹ cao trong việc sắp xếp để giúp tiết kiệm chi phí.

Bên cạnh đó, nó sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là yêu cầu về kỹ thuật và kỹ năng của người thi công.

Lắp đặt thiết bị bên trong (nội thất)

Bước 5: Đấu dây tủ điện

Khi đấu dây, đầu cốt nên được phân biệt thành các màu khác nhau và đánh số thứ tự để có thể kiểm soát hệ thống dây dẫn dễ dàng hơn. Đối với những loại dây tín hiệu có độ nhạy cao cần phải bọc một lớp chống nhiễu tốt nhất.

Đấu dây tủ điện

Bước 6: Cấp nguồn điện và chạy không tải

Về việc cấp nguồn điện, anh em hãy kiểm tra và rà soát lại hệ thống thật kỹ lưỡng. Không những vậy, chúng ta cũng cần cấp điện cho tủ điện làm việc nhằm phát hiện sai sót trước khi đấu tải vào tủ điện.

Lắp đặt tủ điện đặc biệt là tủ điện công nghiệp mang tính phức tạp đòi hỏi về quy trình lắp đặt chuẩn, đúng kỹ thuật nhất. Mong rằng với những thông tin trên của thegioidienco.vn bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để lắp đặt tủ điện.

Thế Giới Điện Cơ chuyên Nhận Làm Tủ Điện chất lượng, chúng tôi nhận báo giá nhanh, thiết kế những giải pháp kỹ thuật hoàn hảo, là đối tác tin cậy với nhiều doanh nghiệp mang lại cho khách hàng sự hài lòng về chất lượng và dịch vụ. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ.

Thông tin liên hệ: 

  • Trụ sở: Tầng 1, Tòa nhà An Phú Plaza, 117 – 119 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0876.888.099
  • Email: info@thegioidienco.vn
  • Website: thegioidienco.com | sieuthidienco.com
CAM KẾT CỦA CHÚNG TÔI

Chúng tôi dùng uy tín của mình để cam kết đem tới cho khách hàng sản phẩm & dịch vụ sửa chữa điện cơ, điện công nghiệp tốt nhất miền Nam.

Mọi ý kiến đóng góp, xin vui lòng gửi về email: info@thegioidienco.vn hoặc liên hệ trực tiếp hotline:

0876.888.099
5/5 - (1 bình chọn)

THẾ GIỜI ĐIỆN CƠ

Thế giới điện cơ chuyên phân phối, sửa chửa các sản phẩm điện cơ, điện công nghiệp, máy bơm nước, hộp số giảm tốc, máy cắt, máy hàn, v.v, giao hàng tận nơi, bảo hành 24 tháng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.