Hướng dẫn cách vệ sinh đèn trang trí nội thất đơn giản tại nhà

Các thiết bị chiếu sáng sau khi trải qua quá trình sử dụng sẽ trở nên cũ kỹ, không còn được như mới. Nguyên nhân là do vết bẩn của côn trùng, bám bụi,.. Điều đó làm giảm thẩm mỹ và chất lượng ánh sáng của sản phẩm. Để khắc phục vấn đề này, chúng ta cần vệ sinh sản phẩm thường xuyên. Đối với các loại đèn chùm thường gồm nhiều chi tiết, kích thước lớn nên rất khó trong việc lau chùi. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ tiết lộ cách vệ sinh cách vệ sinh đèn trang trí nội thất chuẩn nhất. Tham khảo ngay nhé!

Tại sao nên vệ sinh đèn trang trí thường xuyên?

Thông thường, trong một thời gian sử dụng lâu dài hệ thống đèn trang trí treo ở vị trí cao như trần nhà thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc lau chùi, và không thể thực hiện thường xuyên được. Khác hẳn một số dòng đèn như đèn bàn hiện đại hay đèn gắn tường là những sản phẩm được lắp đặt ở vị trí thấp nên rất dễ dàng vệ sinh.

Tại sao nên vệ sinh đèn trang trí thường xuyên?

Chính sự bất tiện này, khiến cho giá trị tạo hình của chúng giảm đi vẻ đẹp lung linh, quyến rũ và sang trọng đáng kể. Nếu tình trạng bám bụi bẩn quá nhiều còn làm ảnh hưởng đến cả khả năng chiếu sáng của đèn cũng như tuổi thọ và độ bền theo dòng chảy của thời gian.

Thế nhưng, không có nghĩa là lúc nào cũng nên vệ sinh, lau chùi đèn. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì đèn trang trí nội thất, dù được treo ở bất kỳ không gian nào đi chăng nữa chỉ cần vệ sinh sạch sẽ 6 tháng một lần là được. Bởi đèn không được vệ sinh, vi khuẩn bám trên đèn sẽ di chuyển tự do trong không gian, gây ra các căn bệnh về đường hô hấp.

Hướng dẫn cách vệ sinh đèn trang trí nội thất đúng cách

Vệ sinh đèn trang trí phòng khách

Không gian phòng khách thường khá rộng rãi, thoáng đãng nên có rất nhiều mẫu đèn trang trí tuyệt đẹp cho phòng khách như: đèn chùm pha lê, đèn mâm pha lê cao cấp, đèn thả trần,… Tất cả những dòng đèn này rất đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, gam màu sắc cho đến kích thước của đèn.

Vệ sinh đèn trang trí phòng khách

Thông thường, ở trong không gian này vị trí treo đèn khá cao, nên trong quá trình vệ sinh diễn ra khó khăn. Do đó, khi tiến hành vệ sinh bạn phải cần sự hỗ trợ của một chiếc thang, dùng khăn mềm thấm với nước hoặc dung dịch lau dọn chuyên dụng để vệ sinh đèn là được.

Điển hình là những mẫu đèn chùm pha lê lắp đặt cho phòng khách, thường rất nhiều chi tiết rườm rà, hoa văn trang trí nhiều. Nên trong quá trình vệ sinh bạn cần hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh làm hư hỏng, bể bóng hoặc lệch khung đèn. Đối với những mẫu đèn này, bạn chỉ nên vệ sinh định kỳ 10 tháng 1 lần hoặc 1 năm 1 lần là được rồi.

Vệ sinh đèn phòng ăn

Nhà bếp là khu vực diễn ra hoạt động nấu nướng, chế biến dầu mỡ nhiều nên bụi bẩn bám trên đèn vô cùng nhiều sau một thời gian sử dụng lâu dài. Không giống như những mẫu đèn trang trí khác, đèn trang trí phòng ăn sẽ có độ bám bẩn và dầu mỡ cao hơn. Do đó, bạn nên vệ sinh đèn trong khoảng 3 – 4 tháng 1 lần.

Vệ sinh đèn phòng ăn

Nếu nhà ăn của bạn sử dụng mẫu đèn thả bàn ăn được gia công từ chất liệu đồng, kim loại, hợp kim cao cấp hay sứ, thì tùy vào từng chất liệu mà cách vệ sinh đèn cũng không giống nhau. Do đó, khi lựa chọn đèn trang trí phòng ăn thì bạn nên ưu tiên chất liệu làm đèn dễ dàng vệ sinh.

Vệ sinh đèn phòng ngủ

Đèn trang trí lắp đặt trong phòng ngủ, cách vệ sinh đèn thường không giống như hai vị trí trên. Bởi đèn trang trí phòng ngủ thường được bố trí ở những vị trí thấp như tường nhà, bàn,… với kiểu dáng đơn giản, không rườm rà hay cầu kỳ về kiểu dáng thiết kế. Chính vì thế, khi vệ sinh bạn chỉ cần lấy khăn mềm thấm nước để vệ sinh hoặc dùng một ít dung dịch vệ sinh đèn lau nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh tình trạng rơi vỡ.

Các bước vệ sinh đèn trang trí nội thất đúng chuẩn

Bước 1: Ngắt nguồn điện/ tắt công tắc đèn

Trước khi lau chùi bất cứ thiết bị điện nào việc đầu tiên cần làm chính là ngắt nguồn điện. Nếu không rất có thể sẽ xảy ra các sự cố về điện gây mất an toàn. Đây là công việc quan trọng để đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình vệ sinh sản phẩm. Nếu có thể, hãy di chuyển bớt vật dụng gần khu vực đèn ra chỗ khác để tránh đổ vỡ.

Bước 2: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để vệ sinh đèn chùm

Chúng ta cần chuẩn bị một số dụng cụ như chổi lông gà hoặc khăn mềm để lau bụi. Các loại đèn chùm hầu hết đều có các hạt pha lê nên cần một xô nước để ngâm, rửa chúng. Nên có thêm một tấm bạt hay vải lớn để đặt các linh kiện sau khi tháo dỡ tránh thất lạc, rơi vỡ.

Bước 3: Ghi nhớ vị trí các linh kiện

Sau khi chuẩn bị đủ các dụng cụ chúng ta cần ghi nhớ vị trí các linh kiện. Để bảo bảo tính chính xác, cần chụp lại sản phẩm trước khi tháo dỡ. Đặc biệt là các phần linh kiện hay những chi tiết nhỏ khó nhớ. Chúng ta có thể dùng hình ảnh này để đối chiếu sau khi vệ sinh xong.

Các bước vệ sinh đèn trang trí nội thất đúng chuẩn

Bước 4: Tháo các linh kiện theo thứ tự

Tiếp đó, bắt đầu tháo từng linh kiện theo thứ tự. Đầu tiên tháo bóng đèn, chao đèn rồi đến dây pha lê, cuối cùng là các phần linh kiện còn lại. Chúng ta cần tháo rời tối đa để việc vệ sinh đèn chùm được dễ dàng.

Với các hạt, dây pha lê hãy ngâm chúng vào xô hoặc chậu nước có pha xà phòng. Tuyệt đối không sử dụng chất tẩy rửa có nồng độ chất tẩy quá cao. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hạt pha lê.

Rửa sạch lại với nước và dùng khăn sạch để lau qua cho chúng sáng sạch như mới. Cuối cùng, lau hoặc đặt trên khăn khô để đảm bảo trạng thái tốt nhất trước khi lắp về vị trí cũ.

Lưu ý: Mọi người nhớ kiểm tra kĩ các móc nối của dây pha lê. Nếu chúng trong tình trạng bị han gỉ hoặc gãy hãy thay thế các móc nối này. Để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn, tránh rơi vỡ trong quá trình sử dụng.

Các vết bụi bẩn bám trên chao đèn và bóng đèn nên dùng khăn mềm để lau sạch. Các bộ phận đều được tháo rời chỉ còn lại phần khung đèn. Với phần này, dùng chổi lông gà hoặc cọ lông mềm để phủi bụi trên thân đèn. Lấy khăn ẩm để lau các chi tiết nhỏ, nhiều hoa văn hoặc trục đèn nhiều khớp nối.

Tất cả các linh kiện sau khi được rửa và lau chùi phải để khô hoàn toàn trước khi lắp lại.

Bước 5: Lắp ráp lại toàn bộ các linh kiện

Sau khi vệ sinh đèn chùm xong cần lắp lại để sản phẩm trở về như cũ. Chỉ tiến hành khi tất cả các linh kiện đã khô ráo hoàn toàn. Khi lắp bất kỳ sản phẩm nào chúng ta đều cần tuân theo nguyên tắc cơ bản nhất. Đó chính là cái nào tháo sau lắp trước và cái nào tháo trước lau sau cùng.

Chúng ta có thể nhìn theo ảnh chụp lúc ban đầu để lắp lại theo đúng nguyên trạng. Trong quá trình lắp lại, cần tỉ mỉ và khéo léo vừa an toàn vừa tránh sai xót.

Sau khi lắp xong, đối chiếu một lần nữa với ảnh ban đầu để chắc chắn rằng bạn đã lắp đúng.

Lưu ý cần nắm vững khi vệ sinh đèn trang trí tại nhà

Những dụng cụ quan trọng và vô cùng cần thiết trong quá trình vệ sinh đèn trang trí nội thất là cọ quét bụi bẩn, khăn mềm, nước rửa kính, xô chậu đựng nước.

Như đã chia sẻ ở trên, đèn trang trí nội thất thường được bố trí ở những nơi khá cao, nên trong quá trình vệ sinh đèn cần phải chú ý đến sự an toàn. Bạn nên tìm chỗ đứng vững chãi nhất và nhờ sự hỗ trợ của người khác khi cần thiết.

Nếu bạn là người có kinh nghiệm chuyên môn, thì nên tháo rời từng bộ phận của đèn để vệ sinh là tốt nhất. Đối với những mẫu đèn quá rườm rà thì bạn nên chụp lại hình ảnh của đèn và nhớ cấu trúc lắp đặt để trong quá trình lắp ráp diễn ra thuận lợi. Lưu ý: Trong quá trình vệ sinh hệ thống đèn trang trí nội thất trong nhà, bạn nên ngắt hết nguồn điện trong nhà để đảm bảo an toàn cho tính mạng của con người.

Mong rằng qua bài viết trên đây của thegioidienco.vn thì bạn đã biết được cách vệ sinh đèn trang trí cực chuẩn nhé!https://thegioidienco.vn

Rate this post

THẾ GIỜI ĐIỆN CƠ

Thế giới điện cơ chuyên phân phối, sửa chửa các sản phẩm điện cơ, điện công nghiệp, máy bơm nước, hộp số giảm tốc, máy cắt, máy hàn, v.v, giao hàng tận nơi, bảo hành 24 tháng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.