Đèn pha led là dòng đèn được sử dụng cả trong công nghiệp và trang trí. Được sử dụng rất phổ biến trên thị trường hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ; cấu tạo của đèn pha led cũng như cách tháo lắp đèn. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ cấu tạo của đèn pha led, cách lắp đặt đèn pha led cũng như những điểm cần lưu ý khi lắp đặt đèn.
Cấu tạo của đèn pha led
Đèn pha led là thiết bị chiếu sáng ngoài trời, do vậy cấu tạo của chúng phải đảm bảo độ bền; và đáp ứng được các điều kiện môi trường bên ngoài. Các yếu tố chính bao gồm: độ bền, khả năng chịu lực cơ học, chống nước và chống ô xi hóa. Thông thường đèn pha được cấu tạo bởi các bộ phận sau:

Chi tiết cấu tạo
- Chốt vít: Chốt vít mặt trước đèn
- Khung mặt trước: Khung bằng nhôm, sơn phủ tĩnh điện, chống han gỉ, chày xước
- Bộ tản nhiệt: Bộ tản nhiệt của đèn pha led thường có kích thước lớn vì chúng là loại đèn có công suất cao, tản nhiều nhiệt. Chất liệu được làm bằng các thanh nhôm có khả năng tản nhiệt cao; và ít bị ô xi hóa do tiếp xúc môi trường ngoài trời.
- Thanh cố định đèn khi lắp đặt
- Nguồn sáng chip LED, thường là chip COB phát sáng mạnh
- Gương phản xạ: bộ phận giúp tập trung và tận dụng tối đa quang thông
- Kính cường lực, khuyếch tán ánh sáng và bảo vệ các bộ phận bên trong, thường làm bằng Mica hoặc PMMA
- Các lớp keo tản nhiệt, gioăng cao su, keo silicon chống nước…
- Dây dẫn nối với nguồn điện.
Hướng dẫn lắp đặt đèn pha led
Thận trọng khi lắp đặt
- Vui lòng kiểm tra đèn cẩn thận.
- Đảm bảo ngắt nguồn điện trước khi lắp đặt
- Để đảm bảo tuổi thọ, hạn chế sử dụng đèn trong điều kiện môi trường ăn mòn cao.
- Nếu xảy ra bất kỳ hiện tượng hỏng hóc nào, xin vui lòng cắt điện và ngừng sử dụng ngay lập tức.
- Để đảm bảo hoạt động bình thường của đèn, vui lòng sử dụng điện áp ghi trên bao bì.
Vui lòng cài đặt đèn theo hướng dẫn này.
Bước 1: Khoan hai lỗ để gắn vít trên bề mặt định lắp đặt, chú ý đo khoảng cách theo hai lỗ ở thanh gắn trên đèn
Bước 2: Đặt khung vào lỗ khoan đã chuẩn bị và sau đó bắt vít vào.



Khắc phục sự cố
*Nếu đèn pha đã được lắp đặt đúng cách, vui lòng tìm hiểu xem các sự cố gặp phải có biểu hiện như 2 trường hợp dưới đây không.
- Cắt điện và sau đó kiểm tra xem dây nguồn của đèn được kết nối đúng với nguồn cung cấp điện hay chưa.
- Nếu dây nguồn đã kết nối đúng cách, hãy hỏi một chuyên gia để kiểm tra điện áp trên mạch.
*Nếu 2 cách giải quyết trên không hiệu quả, vui lòng ngừng sử dụng ngay và liên hệ với các chuyên gia hoặc nhà cung cấp để được giúp đỡ.
Bảo dưỡng định kỳ
- Để đảm bảo chiếu sáng tốt hơn, hãy làm sạch đèn led mỗi năm một lần.
- Hãy đảm bảo rằng nguồn điện đã tắt trước khi thực hiện việc bảo trì.
- Để tránh làm hỏng đèn, không sử dụng dung môi hóa học trong quá trình bảo dưỡng định kỳ.
- Nếu bạn cần phải thay thế bất kỳ chi tiết thiết bị nào của đèn, vui lòng chọn những thiết bị đồng bộ từ một nhà cung cấp.
Cách đấu nối đèn pha LED có 3 dây 12V
Chuẩn bị thiết bị lắp đặt
Trước khi lắp đặt bạn cần chọn loại bóng đèn pha LED 12V. Đồng thời, đèn được chọn phải đảm bảo chất lượng cũng như sự an toàn trong quá trình sử dụng.
- Chuẩn bị bộ chuyển đổi nguồn điện
- Chuẩn bị một đoạn dây dẫn điện có độ dài phù hợp dẫn đến nguồn điện của bạn.
- Chuẩn bị khoan, ốc vít để đảm bảo đèn luôn chắc chắn trong quá trình sử dụng
- Chuẩn bị kìm, dao kéo để lắp đặt và điều chỉnh độ dài của dây điện trong quá trình đấu nối đèn pha LED.
Các bước đấu nối đèn pha LED 3 dây 12V
- Sử dụng bộ chuyển đổi nguồn điện để biến dòng điện 220VAC thành dòng điện 12VAC
- Đấu nối dây nguồn đèn vào nguồn điện đã chuyển đổi
Nối dây nguội với đầu dây với đầu dây một cực của nguồn điện
Dây nóng được nối với đầu còn lại của nguồn điện
Dây còn lại của đèn pha LED 3 dây được nối tiếp địa để đảm bảo an toàn cho đèn và nguồn điện khi sử dụng.
- Khoan hai lỗ để gắn vít trên bề mặt định lắp đặt. Bạn phải đo khoảng cách hai lỗ ở thanh gắn trên đèn để có thể lắp đặt phù hợp nhất.
- Đặt khung vào lỗ khoan đã chuẩn bị sau đó bắt vít vào và cố định đèn chắc chắn.
- Điều chỉnh hướng ánh sáng theo ý của bạn. Sau đó cố định ốc hãm ở hai bên khung đèn để tránh đèn bị rung lắc khi sử dụng.
- Sau khi đã lắp xong, tiến hành kiểm tra xem đèn đã hoạt động hay chưa.
Cách đấu nối đèn pha LED 3 dây 24V
Chuẩn bị
Bạn cần chuẩn bị một bóng đèn pha LED 24V đảm bảo về chất lượng và phù hợp với các yêu cầu về thông số kỹ thuật, lắp đặt của bạn.
- Chuẩn bị một đoạn dây dẫn điện có độ dài phù hợp dẫn đến nguồn điện của bạn
- Chuẩn bị khoan, ốc vít để đèn được lắp đặt chắc chắn trong quá trình sử dụng
- Chuẩn bị kìm, dao, kéo để điều chỉnh độ dài của dây dẫn điện trong quá trình đấu nối đèn pha LED.
Các bước lắp đặt đèn pha LED 24V
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và đảm bảo nguồn điện đã được tắt trước khi lắp đặt.
- Sử dụng bộ chuyển đổi để biến dòng điện 220V xoay chiều thành dòng điện 24V 1 chiều
- Đấu nối dây nguồn đèn vào nguồn điện.
- Nối dây nguội với đầu dây với đầu dây một cực của nguồn điện.
- Dây nóng được nối với đầu còn lại của nguồn điện
- Dây còn lại của đèn pha LED 3 dây được nối tiếp địa để đảm bảo an toàn cho đèn và nguồn điện khi sử dụng.
- Sau khi đã lắp xong, tiến hành kiểm tra xem đèn đã hoạt động hay chưa
Cách đấu đèn pha LED 220V 3 dây
Đấu nối đèn pha LED 220V 3 dây là đơn giản nhất trong hệ thống đèn pha LED.
Chuẩn bị đấu nối đèn pha LED 220V 3 dây
Bạn cần chuẩn bị 1 bóng đèn pha LED 220V 3 đầy đủ tiêu chuẩn về chất lượng và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng
- Chuẩn bị dây dẫn có chiều dài phù hợp dẫn từ vị trí lắp đặt đèn đến vị trí nguồn điện
- Chuẩn bị khoan, ốc vít để đảm bảo độ chắc chắn của đèn trong quá trình lắp đặt và sử dụng
- Kìm, dao, kéo để điều chỉnh độ dài của dây dẫn điện trong quá trình đấu nối đèn pha LED
Các bước đấu nối đèn pha LED 3 dây 220V
- Muốn đèn LED có thể chiếu sáng được thì yêu cầu đầu tiên là phải chuyển nguồn điện dân dụng 220VAC thành dòng điện một chiều.
- Trong quá trình thiết kế đèn LED các nhà sản xuất đã đồng thời thiết kế bộ nguồn tích hợp bên trong thiết kế đèn. Chúng sẽ có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện để đèn phát sáng.
- Như vậy thì việc cách đấu nối đèn pha LED 220V có phần khá đơn giản. Chỉ cần cắm trực tiếp với nguồn điện dân dụng là bộ nguồn đèn LED tự khắc sẽ có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện, cung cấp điện cho đèn phát sáng.
- Nối dây nguội với đầu dây với đầu dây một cực của nguồn điện.
- Dây nóng được nối với đầu còn lại của nguồn điện
- Dây còn lại của đèn pha LED 3 dây được nối tiếp địa để đảm bảo an toàn cho đèn và nguồn điện khi sử dụng.
- Sau khi đã đấu nối xong, bạn hãy kiểm tra xem đèn đã hoạt động hay chưa nhé!
Cách sử dụng đèn pha LED hiệu quả
- Sử dụng các mẫu đèn pha led hiệu quả thì cần lựa chọn lựa chọn công suất phù hợp với nhu cầu tránh lãng phí điện năng.
- Đèn pha led có tiêu chuẩn IP cao với khả năng chống nước mạnh. Do đó cần có vị trí lắp đặt phù hợp tránh lãng phí.
- Thường xuyên vệ sinh đèn trong quá trình hoạt động để tăng tuổi thọ đèn.
- Cần căn góc chiếu sáng phù hợp để không gian có được nhiều ánh sáng nhất.
- Đối với các mẫu đèn pha LED ngoài trời có công suất cao như: đèn pha LED 200W, đèn pha LED 300W, 400W, 500W… cần bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động tốt.
Trên đây là hướng dẫn lắp đặt đèn pha led chuẩn kỹ thuật đảm bảo hiệu quả chiếu sáng tối đa. Chúc các bạn lắp đúng kỹ thuật và an toàn sau khi tham khảo các bước hướng dẫn lắp đặt đèn LED pha được thegioidienco.vn hướng dẫn.