Thiết bị đo LCR là gì? Hướng dẫn cách sử dụng thiết bị đo LCR

Máy đo LCR là một thiết bị đo hữu ích được sử dụng rộng rãi bởi các kỹ sư điện hay các công ty sản xuất thiết bị điện. Sản phẩm đi kèm với nhiều tính năng hữu ích, đảm bảo đo lường chính xác cao. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách sử dụng thiết bị đó LCR chi tiết và chính xác nhất. Cùng tham khảo nhé!

Thiết bị đo LCR là gì?

Thiết bị đo LCR là những dòng sản phẩm chuyên dụng để kiểm tra các thông số của linh kiện như: cuộn cảm (L), điện trở (R), cảm kháng (C). Những dòng máy đo LCR này thường được sử dụng nhiều trong các nhà máy, phòng thí nghiệm đa số là để kiểm tra, sửa chữa linh kiện điện tử.

Thiết bị đo LCR là gì?

Ngoài những thông số đo kể trên các dòng thiết bị đo LCR ngày nay còn được tích hợp thêm các tính năng đo như: Hệ số phẩm chất của cuộn cảm (Q) và hệ số (D) tương tự Q nhưng dành cho điện trở. Các tính năng đo khác như: đo điện áp một chiều xoay chiều, đo tần số, đo đi-ốt, đo Z, Y, θ…

Nếu chưa hiểu rõ về các thông số trên bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết giải thích các thông số thiết bị đo LCR

Không chỉ giới hạn ở những tính năng đo trên, với sự phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ, các loại máy đo LCR ngày nay còn được tích hợp thêm nhiều tính năng cải tiến vượt bậc cho phép bạn tích hợp được nhiều loại thiết bị khác nhau trên cùng một sản phẩm như: máy hiện sóng, máy phát xung (tìm hiểu sản phẩm ở phần dưới)

Đương nhiên, một thiết bị đo được tích hợp càng nhiều tính năng thì giá cả sẽ càng cao, nếu nhu cầu sử dụng của bạn không cần quá nhiều tính năng cao cấp hoặc đơn giản bạn đã có những thiết bị khác để đảm nhiệm những tác vụ đó, bạn chỉ cần một thiết bị đo LCR với những tính năng cơ bản là đủ.

Nguyên lý và cấu tạo của máy đo LCR

Nguyên lý làm việc

Máy đo LCR tích hợp nhiều chức năng đo khác nhau, tuy nhiên cách thức hoạt động của không mấy phức tạp.

Đầu tiên, một điện áp xoay chiều được truyền qua thiết bị được thử nghiệm (còn được gọi là DUT). Máy sẽ đo điện áp thông qua thiết bị này. Như chúng ta biết rằng một vôn kế được kết nối song song trong mạch để đo điện áp. Vì vậy, các kết nối của máy đo LCR đảm bảo điện áp đến từ khắp DUT.

Tiếp theo đồng hồ đo dòng điện đi qua DUT. Bằng cách lấy tỷ lệ của cả hai phép đo của nó, máy đo LCR sẽ tính toán độ tự cảm (L) của DUT.

Nguyên lý và cấu tạo của máy đo LCR

Cấu tạo của máy đo LCR

Cầu Wheatstone và mạch RC là thành phần chính trong máy đo LCR

Thành phần quan trọng của máy đo LCR là cầu Wheatstone và mạch RC. Thành phần có giá trị cần đo được kết nối ở một trong các nhánh của cầu. Có các quy định khác nhau cho các loại phép đo.

Ví dụ, nếu cần đo giá trị của điện trở, thì cầu Wheatstone xuất hiện trong khi giá trị của điện cảm và điện dung có thể được đo bằng cách so sánh nó với tụ điện tiêu chuẩn có trong mạch RC.

Hướng dẫn đo cơ bản máy đo LCR

Khi làm việc với các loại linh kiện, có rất nhiều yếu tố dẫn đến những sai số khi thực hiện kết quả đo. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một số mẹo và biện pháp giúp thực hiện các phép đo tụ điện, cuộn cảm, điện trở được chính xác nhất

  • Ảnh hưởng của chiều dài dây dẫn: Ở tần số từ 1MHz trở lên, độ dài dây dẫn bắt đầu ảnh hưởng đến kết quả đo, theo lý thuyết độ tự cảm tốt nhất cho mỗi cm dây dẫn nằm trong khoảng 1nH. Do đó, khi thực hiện phép đo, để có độ chính xác cao nhất nên chọn các que đo có phần dây dẫn không quá dài
  • Đo ở tần số hoạt động của linh kiện: Khi thực hiện các phép đo bằng LCR meter, hãy điều chỉnh tần số kiểm tra càng gần với tần số hoạt động thực tế của linh kiện càng tốt. Điều này giúp giảm thiểu các rủi ro về độ lệch tần số khi đo (nếu lệch củng không quá lớn và vẫn đảm bảo phép đo có được độ chính xác). Ví dụ, ở phần lõi của cuộn cam sẽ có những thuộc tính khác nhau ở các tần số khác nhau. Điều này tạo ra sự khác biệt đáng chú ý trong một số trường hợp
  • Điều chỉnh biên độ: Tương tự như điều chỉnh tần số hoạt động, biên độ đo củng nên được điều chỉnh càng gần với mức biên độ kiểm trang càng tốt. Điều này xảy ra là do giá trị của linh kiện điện có thể thay tùy theo tín hiệu được áp dụng. Việc điều chỉnh biên độ đặc biệt đúng với các cuộn cảm sử dụng lõi ferrite vì chúng có thể gây tổn thất
  • Lưu ý khi đo với tụ điện: Một số tụ điện sẽ còn điện tích được tích tụ bên trong nó. Để có được độ chính xác trong phép đo tụ bạn nên xả hết lượng điện còn dư trong tụ trước khi đo .

Trên đây là những điều cần biết về máy đo LCR do thegioidienco.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này bài viết này bạn sẽ có thêm kiến thức để sử dụng máy đo LCR chính xác nhé!

Rate this post

THẾ GIỜI ĐIỆN CƠ

Thế giới điện cơ chuyên phân phối, sửa chửa các sản phẩm điện cơ, điện công nghiệp, máy bơm nước, hộp số giảm tốc, máy cắt, máy hàn, v.v, giao hàng tận nơi, bảo hành 24 tháng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.