Tại sao mặt đèn led thường có tấm mica? Ưu nhược điểm mặt vỏ đèn LED

Có rất nhiều bộ phận cấu tạo của đèn led mà chúng ta nghĩ nó thừa hoặc không có tác dụng gì nhưng thực tế nó có tác dụng rất quan trọng trong chiếu sáng. Một trong những bộ phận đó là tấm mica trong hầu hết đèn led nội thất. Vậy Tại sao mặt đèn led thường có tấm mica? Công dụng của chúng là gì thì bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu điều đó.

Mica là gì?

Tấm mica đài loan được biết đến như một loại chất liệu acrylic, tấm mica trong suốt thường được so sánh với thủy tinh (kính ). Nó có tỉ trọng chỉ bằng ½ so với thủy tinh, và cho khoảng 98% ánh sáng xuyên qua nó ( đối với mica có độ dày 3mm). Nó bị đốt cháy ở 460 ° C (860 ° F).

Tấm mica mềm hơn và dễ bị trầy xước hơn so với kính, nên các nhà sản xuất phải phủ thêm một lớp chống xước vào tấm PMMA . Tuy nó dễ bị trầy xước nhưng nó thường không vỡ ra như thuỷ tinh. Thay vào đó, nó bị nứt thành nhiều miếng lớn khi bị va đập lực mạnh. Mặc dù được coi là bền hơn so với thủy tinh, nó không thể chịu được áp lực mạnh lên bề mặt của nó – vì vậy nó sẽ bị một chút va chạm ( trầy xướt ).

Tuy nhiên, không phải mọi loại tấm arylic mica đều giống nhau, chất lượng của nó còn tùy vào công nghệ sản xuất. Hiện nay trên thị trường Việt Nam đang có 4 loại mica là mica Đài Loan, mica Trung Quốc, mica Malaysia và mica Nhật Bản. Trong đó mica Nhật Bản có giá thành đắt nhất và mica Đài Loan là loại được dùng phổ biến nhất so với các loại mica còn lại.

Mica là gì?

Mặt vỏ đèn LED làm bằng chất liệu Mica

Mica hẳn không còn xa lạ với mọi người bởi tính phổ biến và ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực. Trong nghệ thuật chiếu sáng mặt đứng, Mica cũng có tầm quan trọng không thể thiếu.

Mặt vỏ đèn LED làm bằng chất liệu Mica
Mặt vỏ đèn LED làm bằng chất liệu Mica

Mica hay còn gọi là Acrylic, Tấm MMA, PMMA,hay thủy tinh hữu cơ là một loại nhựa dẻo trong, nó thường được biết đến như một loại vật liệu công nghiệp có tỷ trọng chỉ bằng ½ thủy tinh, và cho khoảng 98% ánh sáng xuyên qua nó ( đối với mica có độ dày 3mm). Nhiệt độ đốt cháy của tấm mica là 460 ° C (860 ° F).

Tại các nước Châu Âu, tấm nhựa Mica thường được gọi là Plexiglas. Plexiglas là thương hiệu của nhà sản xuất tấm PMMA tên là Evonik (Đức), đây cũng là thương hiệu đầu tiên của PMMA trên thế giới được đưa ra thị trường vào năm 1933.

Tại sao mặt đèn led thường có tấm mica?

Tấm mica trên mặt đèn led nội thất có công dụng rất lớn trong chiếu sáng. Những công dụng đó bao gồm: Tăng tính thẩm mỹ của đèn và che đi những khuyết điểm của đèn cũng như hướng toàn bộ nguồn sáng tới không gian cần chiếu sáng; giảm độ chói của đèn; tăng góc chiếu của đèn.

Che đi những khuyết điểm của đèn và tận dụng nguồn sáng

Đèn led không chỉ có dùng tấm mica để che đi khuyết điểm của đèn cũng như chíp led mà nó còn dùng chóa đơn cho chíp COB hoặc chóa đa cho chíp led SMD

Ngoài ra chíp led thường đặt ở đế của đèn nhằm tản nhiệt tốt hoặc mắt led sẽ hướng ngang tức đặt ở viền đèn. Nếu không có chóa hoặc một số linh kiện hướng ánh sáng theo chiều mong muốn thì chúng ta sẽ tổn thất rất nhiều ánh sáng. Khi đó cần lượng đèn lớn hơn và chi phí đầu tư ban đầu cũng như chi phí vận hành cũng cao hơn.

Tại sao mặt đèn led thường có tấm mica?

Giảm độ chói của đèn led

Với các thiết bị chiếu sáng nội thất thường vị trí lắp đặt rất thấp, thường chỉ từ 3 – 5m. Nếu ánh sáng của chíp led hướng trực tiếp tới mắt thì có thể cho chúng ta cảm giác rất chói. Do đó tấm mica có tác dụng giảm độ chói của đèn xuống rất nhiều.

Chúng giảm độ chói của đèn do tăng diện tích phát sáng của đèn lên rất cao vì diện tích của mica lớn hơn rất nhiều lần diện tích phát sáng của chíp led. Khi diện tích phát sáng càng cao mà tổng cường độ ánh sáng không đổi thì cường độ ánh sáng trên một đơn vị diện tích phát sáng sẽ giảm tức độ chói của đèn sẽ giảm.

Thực tế ngoài mặt mica cũng còn nhiều cách làm giảm độ chói của đèn và tăng góc chiếu sáng cho đèn. Một số trường hợp là dùng mặt mica trong nhằm phân tán ánh sáng của chíp led theo nhiều hướng với góc chiếu rộng hơn. Điều này đồng nghĩa với độ chói sẽ giảm.

Tăng góc chiếu của đèn led

Việc tăng góc chiếu của đèn led là điều rất quan trọng trong việc làm cho không gian chiếu sáng có ánh sáng chiếu đến đồng đều nhất.

Như đã nói ở trên, chíp led luôn đặt ở cuối đèn nhằm đảm bảo tản nhiệt tốt hoặc với thiết bị chiếu sáng siêu mỏng thì cũng đặt ở viền đèn. Tất cả các trường hợp trên đều đưa tới góc chiếu sáng của đèn rất nhỏ. Việc dùng tấm mica nhằm đưa nguồn phát sáng ra mặt đèn, từ đó góc chiếu sáng của đèn sẽ lớn hơn.

Trường hợp này chúng ta không bàn tới những trường hợp đèn led có công năng chiếu điển như đèn led rọi ray, đèn led ống bơ… thì người ta lại cần góc chiếu sáng nhỏ để chỉ hướng ánh sáng tới vật hoặc không gian nhỏ nhằm thu hút sự quan tâm của khác hàng cũng như người nhìn.

Trên đây, thegioidienco.vn đã chia sẻ với bạn một số ưu nhược điểm của chất liệu làm nên vỏ đèn LED chiếu sáng ngoài trời. Mỗi chất liệu lại phù hợp cho một kiểu đèn và nhu cầu sử dung khác nhau. Chính vì thế, khi sử dụng thiết bị chiếu sáng ngoài trời bạn hãy tham khảo kĩ ý kiến các chuyên gia để chọn được mẫu đèn phù hợp nhất.

Rate this post

THẾ GIỜI ĐIỆN CƠ

Thế giới điện cơ chuyên phân phối, sửa chửa các sản phẩm điện cơ, điện công nghiệp, máy bơm nước, hộp số giảm tốc, máy cắt, máy hàn, v.v, giao hàng tận nơi, bảo hành 24 tháng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.