Việc khoan lỗ bê tông là một công việc rất phổ biến trong ngành xây dựng và đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ năng và kinh nghiệm để thực hiện một cách đúng cách và an toàn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các thao tác khoan bê tông đúng cách và an toàn, từ chuẩn bị cho đến hoàn thành việc khoan. Bài viết sẽ bao gồm các khái niệm cơ bản về an toàn khi sử dụng máy khoan bê tông, các bước cần thiết để chuẩn bị trước khi khoan, cách lựa chọn mũi khoan phù hợp và cách khoan một cách an toàn và hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu và áp dụng những kỹ năng này để có thể thực hiện việc khoan bê tông một cách đúng cách và an toàn nhất.
Máy khoan bê tông là gì?
Khi tìm hiểu về máy khoan bê tông là gì, hay máy khoanbê tông tiếng anh là gì bạn sẽ có thấy có nhiều đáp án khác nhau dành cho bạn. Tuy nhiên, câu trả lời chung nhất chính là:
Máy khoan bê tông (tên tiếng anh là Concrete breaker) được biết đến là công cụ, thiết bị hoạt động mạnh có tác dụng phá vỡ những bức tường, thiết kế được làm từ bê tông. Máy được đánh giá có khả năng khoan phá tốt nhất nhờ sở hữu lực đập và tốc độ đập cao, đưa mũi khoan xuyên qua những vật cản bằng bê tông mà không mất nhiều công sức của người lao động.
Hiện nay, các dòng máy khoan bê tông có rất nhiều công suất khác nhau được sản xuất từ nhiều hãng uy tín, được đảm bảo chất lượng, độ an toàn cao. Bạn có thể tham khảo một số hãng như: Bosch, Makita, Dewalt,…
Cấu tạo của khoan bê tông
Khoan bê tông được thiết kế với nhiều bộ phận khác nhau và được chia thành 2 phần: Cấu tạo bên trong và cấu tạo bên ngoài. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn một cách chi tiết về cấu tạo của máy này.
Cấu tạo chi tiết của khoan bê tông

Hầu hết các dòng máy khoan bê tông hiện nay đều có thiết kế và cấu tạo tương đối giống nhau. Bao gồm các bộ phận sau:
- Vỏ khoan: Là bộ phận bên ngoài của máy khoan có vai trò bảo vệ các bộ phận bên trong của máy. Vì vậy, phần vỏ máy này thường được làm bằng chất liệu nhựa có độ cứng cao. Ngoài ra, các vị trí như đuôi máy, thân máy thường sẽ được bọc cao su để có khả năng chống va đập và cách điện.
- Tay cầm chính là bộ phận để người dùng cầm máy và thực hiện các thao tác khoan. Phần tay cầm này thường được bọc bằng cao su để chống trơn trượt và tạo độ êm.
- Cò máy: Là công tắc để điều chỉnh các hoạt động của máy khoan.Nút duy trì thao tác: Là nút nhấn duy trì được tích hợp với cò máy để giúp máy có thể chạy tự động. Đây là chế độ rảnh tay cho phép máy hoạt động ở công suất tối đa.
- Nút chọn chế độ chức năng: Từng dòng máy khoan khác nhau sẽ có nút chọn với chế độ riêng biệt.
- Nút đảo chiều có tác dụng khoan ra và khoan vào. Thông thường nút đảo chiều thường được bố trí gần với cò bấm của máy.
- Đầu kẹp mũi khoan: Là bộ phận để người dùng có thể lắp mũi khoan bê tông vào máy.
- Tay cầm phụ: Đây là bộ phận giúp người dùng cầm máy chắc chắn hơn.
- Dây điện/pin máy khoan: Có tác dụng cung cấp nguồn năng lượng cho máy hoạt động.
Cấu tạo bên ngoài của dòng máy khoan bê tông
Cũng giống như cấu tạo bên ngoài, cấu tạo bên trong của máy khoan bê tông hầu như là giống nhau. Vì vậy, bạn cần phải nắm được cấu tạo của máy để hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động và hỗ trợ công việc một cách tốt nhất. Các bộ phận cấu tạo bên trong của máy khoan bao gồm:

- Bộ chổi than gồm có chổi than và giá đỡ chổi than
- Rotor động cơ khoan
- Stato động cơ
- Quạt gió giúp làm mát động cơ
- Phần truyền chuyển động trung gian
- Phần truyền động trục khoan
- Bộ phận bánh răng trục khoan
- Vòng bi
- Đầu kẹp mũi khoan
Nguyên lý hoạt động của máy khoan bê tông ra sao?
Các dòng máy khoan bê tông pin và điện hoạt động theo nguyên lý chung như sau: Máy được cấp điện tới chổi than sẽ làm quay động cơ. Động cơ truyền động và mô men xoắn đến trục trung gian. Trục này sẽ tạo ra lực xung của búa và tạo ra lực xoắn truyền chuyển động quay lên trục khoan qua bộ bánh răng.
Khi đó máy khoan vừa quay để khoan và vừa tạo ra các lực gõ như búa vào trục khoan giúp dòng máy khoan búa hoạt động mạnh mẽ, khả năng khoan phá trên nhiều vật liệu. Và chế độ búa ở máy khoan động lực cũng hoạt động tương tự như này. Lưu ý là quá trình hoạt động máy khoan bê tông sẽ tạo ra tình trạng rung lắc lớn hơn các máy khoan xoay. Do vậy, bạn nên giữ máy chắc chắn và luôn lắp tay cầm phụ để giảm bớt rung giật.
Hướng dẫn các thao tác làm việc cơ bản với máy khoan bê tông
Bước 1: Khởi động máy
Đầu tiên, bạn cần cung cấp nguồn điện cho máy bằng cách kết nối với nguồn điện trực tiếp hoặc lắp pin vào máy khoan.
Tiếp đến, nhấn giữ cò máy để khởi động máy. Bạn có thể sử dụng công tắc giữ chế độ tự chạy để làm việc ở chế độ rảnh tay. Khi muốn tắt máy, bạn chỉ cần nhả công tắc ra khỏi cò máy để máy ngừng chạy.
Bước 2: Chọn chế độ khoan phù hợp
Tùy thuộc vào yêu cầu công việc và vật liệu cần xử lý là gỗ, kim loại, tường, gạch hay bê tông,… mà bạn sẽ chọn chế độ khoan là khoan thường, khoan búa hay đục tỉa cho phù hợp.
Một vấn đề cần lưu ý là bạn nên lựa chọn chế độ làm việc cho máy khoan trước khi khởi động máy. Sau đó, bạn chọn nút khoan vào để khoan bê tông, tường, hay nút đảo chiều để khoan ra khi mũi khoan có thể bị kẹt trong vật liệu.
Bước 3: Tháo lắp mũi khoan
Lựa chọn mũi khoan bê tông phù hợp rồi lắp mũi khoan vào đầu kẹp để chuẩn bị thao tác khoan với máy bằng cách kéo vòng khóa trên đầu kẹp, lắp mũi khoan vào và tháo tay ra là được.
Các thao tác với máy khoan bê tông
Mở máy
Bạn nhấn và giữ công tắc để khởi động.
- Tắt máy
- Thả lỏng công tắc và nhả tay ra.
Tháo lắp mũi khoan
Tháo, lắp mũi khoan bạn sẽ thao tác chủ yếu với đầu khoan. Có máy sẽ khóa tự động, có máy cần dùng mâm cặp. Để biết rõ hơn cách tháo lắp mũi khoan bạn hãy tham khảo ngay bài viết: Cách tháo và lắp mũi khoan bê tông đơn giản.

Điều chỉnh chế độ khoan
Bạn tìm tới nút chức năng và gạt hoặc xoay vòng chọn chế độ khoan thường, khoan bê tông hoặc đục bê tông. Tốt nhất, bạn nên chọn chế độ khoan trước khi khởi động máy và sau khi đã tắt máy.
Điều chỉnh chiều khoan
Các máy khoan bê tông sẽ được trang bị nút điều chỉnh chiều khoan. Bạn chỉ cần quan sát chiều mũi tên đi vào hoặc đi ra để nhấn nút hoặc gạt công tắc sang phía đó là được.
Điều chỉnh tần suất và tốc độ
Lực bóp vào công tắc của người sử dụng sẽ làm tăng hoặc giảm tốc độ, tần suất đập của máy. Để điều chỉnh chúng, bạn chỉ cần bóp mạnh hoặc nới lỏng tay bóp cò máy là được.
Các bước thao tác khoan
- Đánh dấu vị trí cần khoan, đặt mũi khoan gá vào vị trí với góc khoảng 45 độ.
- Dùng tay bấm nhẹ cò máy để khoan mồi.
- Cho máy khoan từ từ, khi mũi khoan đã vào được khoảng 3mm, bạn nhấn cò điều tốc mạnh hơn để máy làm việc với tốc độ cao, khoan sâu vào vật liệu. Quá trình khoan nếu vật liệu quá cứng hoặc dày thì cứ khoan khoảng 3cm bạn lại rút mũi khoan ra để thoát phoi và để giảm nhiệt cho máy khoan, tránh tình trạng mũi khoan bị gãy.
- Khi khoan xong bạn rút mũi khoan ra, tắt máy, vệ sinh máy và cất nơi khô ráo.
Lưu ý khi dùng máy khoan bê tông
- Quá trình sử dụng máy khoan bê tông bạn cần:
- Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Lựa chọn vị trí và tư thế đứng thao tác thuận tiện.
- Lắp mũi khoan chắc chắn, cầm chắc máy khoan để hạn chế độ rung.
- Di tản những người không có nhiệm vụ ra khỏi khu vực khoan để đảm bảo an toàn.
Bài viết trên đây, thegioidienco.vn đã tổng hợp những thông tin về cấu tạo máy khoan bê tông cũng như hướng dẫn sử dụng máy khoan bê tông chi tiết. Từ đó, bạn có thể sử dụng máy đạt hiệu quả cũng như đảm bảo độ an toàn cao.