Cường độ ánh sáng là tiêu chí quan trọng trong việc chọn lựa đèn chiếu sáng, nhằm thiết kế và bố trí ánh sáng phù hợp, tối ưu chi phí cho mọi không gian. Cường độ ánh sáng là thuật ngữ mà tất cả mọi người đều thân thuộc. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn cường đồ ánh sáng là gì và cách đo cường độ sáng như thế nào? thì không phải ai cũng biết. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn đầy đủ thông tin để giúp mọi người trả lời những câu hỏi trên.
Cường độ ánh sáng là gì?
Cường độ ánh sáng là thông số dùng để xác định năng lượng phát ra từ nguồn sáng theo một hướng nhất định. Trong cuộc sống hàng ngày mọi người vẫn thường gọi là cường độ sáng. Đồng thời, đơn vị dùng để đo độ sáng trên một bề mặt diện tích là Lux.
Ví dụ: Nguồn sáng phát ra từ 1 candela chính là cường độ sáng của nguồn sáng đó phát ra 1 lumen theo 1 hướng trong một góc đặc. Nguồn sáng có cường độ sáng từ 1 candela sẽ phát ra 1 lm (đơn vị đo của quang thông) trên diện tích 1m2 tại khoảng cách 1m tính từ tâm của nguồn sáng.
Kí hiệu của cường độ ánh sáng là I, đơn vị đo của cường độ sáng được gọi là Candela và được viết tắt là cd, với 1cd = 1lm/sr. Bội số của cd chính là kilocandela (kcd), với 1kcd = 1000cd. Thông số cường độ ánh sáng này hoàn toàn khác biệt với thông số quang thông mà chúng ta vẫn thường nghe.

Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn là bao nhiêu?
Độ sáng tiêu chuẩn cụ thể rất khó để đưa ra 1 con số chính xác. Thông thường thì người ta sẽ dựa vào mục đích sử dụng của mỗi không gian mà đưa ra yêu cầu về độ sáng. Mỗi không gian sử dụng sẽ có tiêu chuẩn cường độ ánh sáng khác nhau. Chính vì vậy, để tính cường độ sáng tiêu chuẩn người ta sẽ dùng cường độ sáng của một ngọn nến thông thường làm tiêu chuẩn so sánh.
Một ngọn nến thông thường sẽ phát ra ánh sáng với cường độ sáng là 1 candela. Trong một trường hợp, hướng chiếu sáng bị chặn lại bởi một rào chắn mờ, thì nguồn sáng vẫn có cường độ khoảng 1 candela so với các hướng mà không bị che khuất. Lúc này, đơn vị đo Candela cũng đồng nghĩa là ngọn nến.
Với tiêu chuẩn là từ cường độ sáng của ngọn nến, chúng ta sẽ có cường độ sáng của một số nguồn sáng khác. Cụ thể: với loại đèn sợi đốt 40w có cường độ sáng là 35cd theo mọi phương hướng. Đèn sợi đốt công suất 300w có cường độ sáng là 1500cd ở tâm chùm tia sáng. Đèn halogen công suất 2000w có bộ phản quang sẽ là 14800cd theo mọi phương và 250000cd ở tâm chùm tia sáng.

Công thức xác định cường độ ánh sáng (I) và cách đo cường độ ánh sáng
Công thức xác định cường độ ánh sáng (I)
Để có thể xác định được cường độ ánh sáng thì chúng ta cần phải tính theo công thức tính độ ánh sáng chuẩn như sau:
- I = Ф / ω
- Lux (Độ rọi ánh sáng) = Quang thông (lumen) / Diện tích (m2)
- Cường độ ánh sáng (I) = Quang thông (Lumen) / Góc khuất (steradian)
Ví dụ: 1 chiếc đèn dùng để chiếu sáng có quang thông là 1 lumen. Tiến hành điều chỉnh tia sáng phát ra từ đèn sao cho ánh sáng tập trung trong một chùm có giá trị góc khối là 1 steradian. Lúc này chùm tia sáng có cường độ ánh sáng sẽ là 1 candela. Nêu ta thay đổi chùm tia sáng góc khối thành 1/2 thì cường độ ánh sáng lúc này sẽ là 2 candela. Điều này cho thấy chùm tia sáng trở nên hẹp lại, cho ánh sáng trông sáng hơn.

Sử dụng máy đo để xác định cường độ ánh sáng
Để sử dụng máy đo chính xác, các bạn cần thao tác sử dụng máy theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: Chỉnh nút công tắc về thang đo cần thiết (đo cường độ ánh sáng)
- Bước 2: Mở nắp bảo vệ sensor ánh sáng nằm ngang sao cho ánh sáng rơi thẳng đứng lên mặt sensor. Không để bóng bị sấp bóng của các vật cản khác hướng vào sensor
- Bước 3: Điều chỉnh máy đo của trong trường hợp chỉ số là “1” thì cần phải chuyển sang thang đo cao hơn
- Bước 4: Sau khi sử dụng xong, nhớ tắt máy và che kín phần lấy sáng sensor với nắp bảo vệ của máy đo
Lưu ý: Khi xuất hiện chỉ thị “Lowbat”, bạn cần phải thay pin cho máy. Khi không dùng máy trong một thời gian dài, thì nên tháo pin để tránh trường hợp dịch pin chảy ra làm hư hỏng máy đo.

Phân biệt giữa cường độ ánh sáng và độ rọi lux
Ngoài khái niệm cường độ ánh sáng thì chúng ta còn có độ ánh sáng lux khác biệt hoàn toàn so với độ ánh sáng. Cường độ sáng lux chính là một thuật ngữ mà vẫn thường được gọi là độ rọi. Độ rọi thực chất chính là quang thông trên một đơn vị diện tích ánh sáng. Có thể hiểu đơn giản đây là đơn vị biểu thị cho độ sáng tại một điểm nhất định.
Người ta tính độ rọi ánh sáng bằng công thức E=Φ/S, với đơn vị đo của độ rọi là lux (1 lux = 1 lm/m2). Đây là một trong các thuật ngữ rất quan trọng và rất phổ biến trong kỹ thuật công nghiệp chiếu sáng. Lux là được tính cho khu vực vùng chiếu sáng, khu vực mà quang thông được truyền đi.

Phần kết
Trên đây là những thông tin hữu ích về cường độ ánh sáng mà chúng tôi mong muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này cũng như các thuật ngữ liên quan. Nếu bạn còn đang phân vân không biết lựa chọn sản phẩm đèn chiếu sáng nào phù hợp với nhu cầu sử dụng, thiết kế nhà của bạn, thì hãy tìm hiểu thêm về các sản phẩm đèn LED búp chính hãng tại MPE với mức giá bán và chất lượng sản phẩm tốt nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn mọi lúc và mọi nơi khi các bạn có nhu cầu.