Động cơ điện 3 pha ngày càng phổ biến và là loại máy điện thường được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Các thiết bị động cơ này thường rẻ, bền và dễ dàng bảo trì nên được nhiều người tin dùng. Tại sao động cơ điện 3 pha lại được sử dụng phổ biến đến như vậy, phải chăng là loại động cơ này có nhiều ưu thế hơn các loại động cơ khác. Để hiểu rỏ vấn đề này các bạn hãy cùng TheGioiDienCo tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ điện 3 pha
1. Cấu tạo động cơ điện 3 pha
Động cơ điện 3 pha có cấu tạo gồm 2 phần chính: Stator và Rotor

1.1 Phần Stator
Stator được làm bằng cách ghép các tấm thép kỹ thuật điện mỏng bên trong có xẻ rãnh hoặc là khối thép đúc. Cách mà các lá thép được gắn vào khung được biểu diễn như hình dưới. Ở đây chỉ có một số lá thép được hiển thị, dây quấn đi qua các khe(rãnh) của stator
1.2 Phần Rotor
Phần Rotor là phần quay của động cơ được được ghép từ nhiều thanh kim loại chung thành một cái lồng hình trụ. Rotor được chia thành 2 loại gồm Rotor lồng sốc (được tạo thành bởi nhiều thanh kim loại song song) và dây quấn.
2. Động cơ 3 pha – Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý làm việc của động cơ điện không đồng bộ ba pha:Khi ta cho dòng điện ba pha tần số f vào ba dây quấn stato sẽ tạo ra từ trường quay với tốc độ là n1 = 60f/p.Từ trường quay cắt các thanh dẫn của dây quấn rôto và cảm ứng các sức điện động. Vìdây quấn rôto nối kín mạch, nên sức điện động cảm ứng sẽ sinh ra dòng điện trong cácthanh dẫn rôto. Lực tác dụng tương hỗ giữa từ trường quay của máy với thanh dẫn mang dòng điệnrôto, kéo rôto quay với tốc độ n < n1 và cùng chiều với n1.
Tốc độ quay của rôto n luôn luôn nhỏ hơn tốc độ từ trường quay n1 vì tốc độ bằng nhauthì trong dây quấn rôto không còn sức điện động và dòng điện cảm ứng, cho nên lực điệntừ bằng không.
Hệ số trượt của tốc độ: s = (n1-n)/n1
Tốc độ của động cơ: n= 60f/p.(1-s) (vòng/phút)
3. Cách đấu dây động cơ điện 3 pha
Đấu dây được xem là một phần quan trọng, nếu như không đấu dây cẩn thận sẽ gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm khác. Tùy thuộc vào thông số của động cơ điện và mạng điện sẽ có cách đấu dây khác nhau. Thường thì có 2 cách đấu dây cho động cơ điện 3 pha là đấu dây động cơ điện 3 pha đấu tam giác và đấu dây hình sao.
3. 1 Đấu dây động cơ điện 3 pha đấu tam giác
Động cơ điện 3 pha được đấu dây theo hình tam giác khi thông số của động cơ điện là 220V/380V và điện áp của mạng lưới điện là 110V/220V. Trong trường hợp này, dây điện được đấu theo hình tam giác để phù hợp với mức thông số điện áp của động cơ điện ở mức thấp nhất là 220V và điện áp của mạng lưới điện ở mức cao nhất là 220V. Dưới đây là sơ đồ cách đấu dây bằng phương pháp đấu sao tam giác.

3.2 Đấu dây động cơ điện 3 pha đấu hình sao
Động cơ điện 3 pha được đấu dây theo hình sao khi thông số điện áp định mức của động cơ là 220V/380V còn điện áp của mạng lưới điện là 220V/380V. Trường hợp dây điện được đấu theo hình sao để phù hợp với mức điện áp định mức thấp nhất của động cơ là 220V và điện áp cao nhất của mạng lưới là 380V. Dưới đây là sơ đồ cách đấu dây bằng phương pháp đấu sao.
