1. Động cơ điện là gì
2. Hộp giảm tốc là gì
2.1 Công dụng

- Cùng với 1 công suất thì động cơ quay nhanh sẽ dễ chế tạo, nhỏ gọn và rẻ hơn nhiều so với động cơ quay chậm
- Do có quá nhiều nhu cầu sử dụng nên khó biết trước được tốc độ để chế tạo được động cơ phù hợp
2.2 Phân loại hộp giảm tốc
- Phân theo nguyên lý truyền động
- Loại bánh răng côn thì truyền động cho các trục không
- Loại bánh răng trụ thì rẻ và ổn định, nhưng nhược điểm là chỉ truyền động cho các trục
- Loại bánh vít thì có khả năng tự hãm nên rất êm
- Loại hành tinh thì truyền động đồng trục
Có các loại như: bánh răng trụ, bánh răng hành tinh, bánh răng côn, bánh vít trục vít… mỗi loại có những ưu nhược điểm riêng
- Phân theo số cấp giảm tốc
3. Động cơ giảm tốc
Động cơ không đồng bộ ba pha là loại động cơ điện xoay chiều ba pha có tốc độ quay của roto (n) nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường (n1). Phân loại theo cấu tạo roto của động cơ gồm có hai loại: động cơ không đồng bộ lồng sóc và động cơ không đồng bộ roto dây quấn. Có nhiều bạn gửi câu hỏi cho chúng tôi hỏi về ưu điểm và nhược điểm của động cơ không đồng bộ 3 pha. Vậy nên bài viết này DICO xin được chia sẻ tài liệu về ” Ưu, nhược điểm và cách khắc phục của động cơ không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc”
Xem thêm : Động cơ điện 3 pha – motor điện 3 pha là gì
1. Ưu điểm của động cơ không đồng bộ ba pha
- Kết cấu đơn giản nên giá thành rẻ.
- Vận hành dể dàng, bảo quản thuận tiện.
- Sử dụng rộng rãi và phổ biến trong phạm vi công suất nhỏ và vừa.
- Sản xuất với nhiều cấp điện áp khác nhau (từ 24 V đến 10 kV) nên rất thích nghi cho từng người sử dụng.
2. Nhược điểm của động cơ không đồng bộ ba pha
- Hệ số công suất thấp gây tổn thất nhiều công suất phản kháng của lưới điện.
- Không sử dụng được lúc non tải hoặc không tải.
- Khó điều chỉnh tốc độ.
- Đặc tính mở máy không tốt, dòng mở máy lớn (gấp 6-7 lần dòng định mức).
- Momen mở máy nhỏ.
3. Biện pháp khắc phục của động cơ không đồng bộ ba pha
- Hạn chế vận hành non tải.
- Cải thiện đặc tính mở máy bằng cách điều chỉnh tốc độ (bằng cách thay đổi điện áp, thêm điện trở phụ vào mạch rôto hoặc nối cấp), hay dùng rôto có rãnh sâu, rôto lồng sóc kép để hạ dòng khởi động, đồng thời tăng momen mở máy.
- Chế tạo rôto có khe hở thật nhỏ để hạn chế dòng điện từ hóa và nâng cao hệ số công suất.
- Mặt dù có nhiều khuyết điểm nhưng động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc có những ưu điểm mà những động cơ khác không có được và quan trọng nhất là đơn giản, dể sử dụng, giá thành rẻ. Thực tế động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc được áp dụng rộng rãi, chiếm số lượng 90%, về công suất chiếm 55%.