Khoảng cách an toàn điện hạ thế là bao nhiêu?

Trong các công trình xây dựng, việc đảm bảo an toàn cho người thợ là điều rất quan trọng. Trong đó, an toàn điện là một trong những yếu tố cần được đặc biệt chú ý. Với những người làm việc trong lĩnh vực điện, khoảng cách an toàn là một khái niệm rất quan trọng và cần được nắm rõ. Vậy, khoảng cách an toàn điện hạ thế là bao nhiêu? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để đảm bảo an toàn trong công tác điện của mình.

Thế nào là điện hạ thế?

Tại Việt Nam, điện hạ thế là loại điện áp dưới 440V. Đây cũng là cấp điện thường dùng cho điện sinh hoạt.

Giữ khoảng cách an toàn đối với những nơi có đường dây điện hạ thế để đảm bảo bạn không gặp những nguy hiểm đối với tính mạng như giật điện, thậm chí là tử vong.

Đối với đường dây điện hạ thế, khoảng cách an toàn tối thiểu là 0,3m. Đây là khoảng cách nhỏ nhất để có thể đảm bảo hạn chế đối đa những nguy hiểm do đường điện gây ra.

Thế nào là điện hạ thế?

Khoảng cách an toàn điện hạ thế

Điều này có nghĩa là trong bán kính 0,3m của hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không sẽ không được có người dân sinh sống hoặc bất cứ công trình nào.

Điện áp định mức của điện lưới là cơ sở để thiết kế và vận hành mạng lưới điện bởi nó biểu thị khả năng tải của lưới điện, các thiết bị có thể sử dụng trong mạng lưới và mục đích sử dụng của mạng lưới.

Khoảng cách an toàn điện hạ thế được tính từ dây dẫn điện đến vật liệu, thiết bị hay dụng cụ gần nhất với nó trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện hạ thế.

Khoảng cách an toàn điện hạ thế

Đối với những không gian đường dây điện trên không giao với đường bộ, khoảng cách an toàn được tính từ điểm võng nhất của đường dây điện phải đạt 4,5m cộng với khoảng cách an toàn phóng điện của đường điện hạ thế theo quy định của pháp luật.

Với những phương tiện vận chuyển có chiều cao 4.5m trở lên, khoảng cách đối với đường dây điện hạ thế sẽ không đảm bảo, chủ phương tiện cần liên lạc với đơn vị quản lý đường lưới điện để có những biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản, hạn chế tối đa những sự cố do đường dây lưới điện gây ra.

Khoảng cách an toàn điện hạ thế

Tại những điểm giao của đường dây điện với đường sắt vẫn trong thời gian hoạt động, điểm võng nhất của dây điện tối thiểu phải đạt 7,5m cộng với khoảng cách an toàn phóng điện được quy định rõ trong văn bản.

Tại những điểm giao của đường dây điện trên không với đường thủy nội địa, khoảng cách an toàn điện, chiều cao tối thiểu của đường dây điện tại điểm võng nhất bằng chiều cao tĩnh không của đường thủy nội địa được quy định theo văn bản pháp luật.

Quy định pháp luật về khoảng cách an toàn điện hạ thế

Văn bản quy định về khoảng cách an toàn phóng điện: Nghị định 14/2014/NĐ-CP. Nội dung nghị định quy định rõ:

Nếu có công trình được tồn tại trong hành lang an toàn điện hạ thế, cần đảm bảo nhà không sử dụng mái hoặc không có bộ phận nào được xây dựng vi phạm vào khoảng cách đối với đường dây điện trên không.

– Nếu muốn sửa chữa, nâng cấp công trình cần có tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật.- Khoảng cách an toàn đối với đường dây điện hạ thế có dây bọc là 1 mét, dây không có lớp bọc bảo vệ (dây trần) là 2 mét.

– Nếu các cá nhân hay tổ chức sử dụng các thiết bị, dụng cụ, phương tiện dưới khoảng cách an toàn của hành lang bảo vệ điện áp và có thiệt hại xảy ra sẽ phải bồi thường, xử lý vi phạm hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình huống.

– Trong trường hợp các công tác quốc phòng, an ninh cấp bách muốn vi phạm khoảng cách hành lang điện an toàn cần có thỏa thuận với đơn vị quản lý lưới điện và thực hiện những phương pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Khi cần tổ chức tiến hành các công việc trong khu vực hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện, dù là trên mặt đất hay dưới lòng đất, có khả năng ảnh hưởng đến việc vận hành tải điện hay có nguy cơ cao xảy ra những sự cố, mất an toàn điện, cá nhân hay đơn vị đó phải có những thỏa thuận với ban quản lý công trình lưới điện đó, đồng thời thực hiện những biện pháp đảm bảo an toàn.

Các thiết bị đo điện hạ thế an toàn

Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành cũng như nắm bắt đầy đủ các thông số điện năng cơ bản, người thực hiện có thể sử dụng những thiết bị như đồng hồ đo điện vạn năng hoặc ampe kìm để kiểm tra. Với các thiết bị đo lường này sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm tra nguồn điện hạ thế chính xác, an toàn.

Một số dụng cụ có thể đo được điện hạ thế mà bạn có thể tham khảo như sau:

  • Đồng hồ vạn năng: Hioki DT4256 đo điện áp lên tới 1000V, Kyoritsu 1009 khả năng đo tối đa 600V, Sanwa CD800A với khả năng đo điện áp tới 600V…
  • Ampe kìm: Hioki 3280-10F đo điện áp tối đa 600V, Kyoritsu 2200 với khả năng đo điện áp đạt 600V, Kyoritsu 2002PA đo tối đa 1000V…Việc thực hiện đo điện hạ thế cần được sự hướng dẫn của các thợ điện chuyên nghiệp, không được tự kiểm tra và sửa chữa khi chưa được cho phép.

Trên đây, thegioidienco.vn vừa chia sẻ đến bạn những thông tin về khoảng cách an toàn với điện hạ thế và một số công cụ đo điện hạ thế. Việc quy định khoảng cách an toàn khi phóng điện như vậy nhằm đảm bảo an toàn cho con người và tài sản, phòng tránh các sự cố về điện rò rỉ gây hại và kịp thời xử lý giải quyết khi có vấn đề phát sinh.

Rate this post

THẾ GIỜI ĐIỆN CƠ

Thế giới điện cơ chuyên phân phối, sửa chửa các sản phẩm điện cơ, điện công nghiệp, máy bơm nước, hộp số giảm tốc, máy cắt, máy hàn, v.v, giao hàng tận nơi, bảo hành 24 tháng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.